Bài đăng

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên

Hình ảnh
Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Trong rối loạn tiền đình có hai loại là: rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên. 90% trên tổng số những người mắc bệnh về tiền đình là mắc hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, có thể thấy con số này rất lớn và đáng lo ngại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiền đình ngoại biên Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng rối loạn tiền đình phổ biến. Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh 8. Biểu hiện “không lẫn vào đâu được” của bệnh này là bị chóng mặt khi thay đổi tư thế. Rối loạn tiền đình ngoại biên tuy là bệnh lành tính nhưng nếu kéo dài vẫn sẽ gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: nặng đầu, chóng mặt, choáng váng, di chuyển khó khăn, sợ ánh sáng... gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh trở thành mạn tính sẽ gây ra rất nhiều bất tiện th

Năm cách bảo vệ sức khỏe vào mùa đông

Hình ảnh
1. Vứt bỏ trạng thái mệt mỏi Nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chậm chạp vào mùa đông. Điều này là do thiếu ánh sáng mặt trời, gây nên sự thay đổi chu kỳ của giấc ngủ và thức giấc của chúng ta. Hãy thử những lời khuyên sau: Đi ra ngoài trời và tiếp thu ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt. Cố tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày để có được giấc ngủ ngon. Tránh bị kiệt sức vì tập thể dục hoặc thiền quá nhiều - căng thẳng và quá gắng sức làm bạn cảm thấy mệt mỏi. 2. Ăn nhiều trái cây và rau cải Khi trời lạnh và âm u bên ngoài, bạn thường ngại đi chợ và có xu hướng ăn các thực phẩm có sẵn tiện dụng nhưng không tốt cho sức khoẻ. Chính vì vậy, việc ăn nhiều rau và trái cây mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bớt cảm giác uể oải. Việc ăn nhiều trái cây rau quả mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh Các loại rau củ mùa đông như cà rốt, củ cải, khoai tây… có thể được xào, nghiền hoặc hầm thành những món canh, xúp nóng hổi cho bữa ăn mùa

Giảm tiểu cầu vô căn, chữa trị thế nào?

Em đi xét nghiệm máu được chẩn đoán giảm tiểu cầu vô căn. Xin bác sĩ tư vấn cho em về bệnh và cách chữa trị? dangthily@gmail.com Giảm tiểu cầu vô căn là tình trạng bệnh lý trong đó tiểu cầu ngoại vi bị phá hủy ở hệ liên võng nội mô do sự có mặt của một tự kháng thể kháng tiểu cầu. Tiểu cầu là một trong những thành phần chính của máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu có chức năng chính là cầm máu. Tiểu cầu có đời sống ngắn chỉ 1 tuần so với hồng cầu là 120 ngày. Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường vào khoảng 140.000-440.000/mm3. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là dạng bệnh ở hệ thống miễn dịch. Bệnh có hai dạng cấp tính và mạn tính (90% bệnh cấp tính gặp ở trẻ em và thanh niên; còn 90% dạng mạn tính xảy ra ở người lớn tuổi. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết tiêu hóa. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong giai đoạn nặng có thể truyền tiểu cầu và dùng thuốc kháng viêm corticoid. Tuy nhiên, cần phân b

Cách chăm sóc trẻ mắc tim bẩm sinh

Trần Liên Hoa (Nam Định) Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là cách gọi chung cho các dị tật của tim ở các vị trí như van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim... có từ lúc trẻ còn trong bào thai. Bệnh TBS khá nguy hiểm vì gây ra rất nhiều biến chứng như: suy tim, cao áp động mạch phổi, viêm phổi nặng tái phát nhiều lần, nhiễm trùng máu và nội mạc tim, biếng ăn, thiếu máu hoặc cô đặc máu gây tắc mạch máu não, áp-xe não và lên cơn tím tái. Các biến chứng này thường là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ TBS. Chính vì những nguy hiểm này mà trẻ bị TBS cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đối với những trẻ còn đang tuổi bú sữa, người mẹ cần lưu ý phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú; nên cho trẻ ăn làm nhiều lần với lượng ít. Với trẻ đã ăn cháo và cơm thì nên cho ăn nhạt, ăn có nhiều rau, trái cây để tránh táo bón. Trẻ bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc

Triệu chứng viêm amiđan phổ biến

Hình ảnh
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm amiđan: Đau họng Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm amiđan. Đau họng có thể kèm theo đau ở khu vực lân cận như đau tai và đau cổ. Khó nuốt Khi bị viêm amiđan, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt cùng với sốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị. Sốt Tăng nhiệt độ và viêm trong cơ thể cũng là dấu hiệu của viêm amiđan. Do đó, nếu bạn bị sốt cao không hạ ngay cả khi đã dùng paracetamol cùng với đau họng nhiều hơn 1,2 ngày, đây có thể là dấu hiệu bạn cần đi khám bác sĩ. Đau đầu Viêm a miđan cũng có thể gây đau đầu do tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, thiếu năng lượng vì không ăn được cũng khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, nếu bạn bị đau đầu và đau họng cùng với sưng hạch cổ, hãy đi khám bác sĩ. Ho Mặc dù đau họng và sốt là các triệu chứng phổ biến của viêm amiđan, trong một số trường hợp bạn cũng có thể bị ho. Điều này là do viêm có thể lan tới phổi. BS Thu Vân (Theo THS)

Việc cần làm giúp mắt luôn tinh tường

Hình ảnh
Vậy những việc nào cần làm để giúp đôi mắt luôn tinh tường? Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn và là giác quan được coi trọng nhất nên bạn chớ coi thường. Hãy thực hiện một số bước đơn giản dưới đây để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Ăn uống đủ chất Muốn cho sức khỏe đôi mắt được tốt, rất đơn giản, nó bắt đầu từ chính thức ăn trên mâm cơm nhà bạn. Các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, lutein, kẽm, vitamin C và E có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về thị lực tuổi tác như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Để có được đầy đủ các dinh dưỡng trên, hãy thêm vào mâm cơm nhà bạn các loại rau lá xanh, các loại cá, thịt, trứng, các loại quả hạch, đậu cùng trái cây như rau bó xôi, rau họ cải, các loại cá biển, hàu… để cung cấp protein và vitamin hữu dụng. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp bạn giữ được sức khỏe. Điều đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh béo phì và các bệnh liên quan như bệnh đái tháo đường týp 2 bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người lớn. Sử dụng kính bảo hộ lao động tr

Phòng viêm phổi

Hình ảnh
Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu. Ở người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan,dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản dẫn khí chính. Buồng phổi bên trái có 2 thùy, bên phải có 3 thùy. Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi (phế quản tận cùng), kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết. Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có